Định nghĩa về “khả năng phục hồi”
Khả năng phục hồi là sức mạnh nội lực cho phép bạn trở lại mạnh mẽ khi đối diện trước những nghịch cảnh của cuộc sống . Thay vì để những khó khăn, sự kiện đau buồn hoặc thất bại cản trở bạn, khả năng phục hồi cho phép bạn tìm cách thay đổi hướng đi, hàn gắn cảm xúc và tiếp tục hướng tới mục tiêu của mình.
Những người sống sót ở Hiroshima và Nagasaki đã cố gắng xây dựng từ sự sụp đổ và phát triển thịnh vượng sau một cuộc tấn công hạt nhân. Người Do Thái đã vượt qua nỗi đau nạn diện chủng do chế độ Đức Quốc xã gây ra. Đây là những ví dụ về khả năng phục hồi trong thực tế. Hay một sinh viên quyết tâm nộp đơn vào đại học mình mong muốn 3 lần liên tiếp, một người mẹ trẻ một mình nuôi con hay một người đàn ông vượt qua căn bệnh ung thư sau nhiều tháng chiến đấu. Từ những ví dụ trên, chúng ta thấy được rằng khả năng phục hồi bộc lộ ở những con người, hoàn cảnh và quy mô khác nhau.
Đối diện với những điều bạn chịu đựng, khả năng phục hồi sẽ giúp chữa lành và củng cố cơ thể cũng như tâm trí của bạn để vượt qua nỗi đau, sự thất vọng và sợ hãi.
Nhiều người nhầm lẫn khả năng phục hồi với sự bền bỉ. Mặc dù những phẩm chất này đôi khi chồng chéo lên nhau nhưng chúng không giống nhau. Sự bền bỉ đề cập đến khía cạnh chống chọi với cơn bão, trong khi khả năng phục hồi đề cập đến khía cạnh tìm kiếm hòa bình ở ngày trong tâm chấn của cơn bão bạn đang đối diện.
Resilience doesn’t guarantee happiness or success, but it gives you the strength to find and reach both.
Emotional Intelligence : Resilience
Khả năng phục hồi không đảm bảo hạnh phúc hay thành công nhưng mang lại cho bạn sức mạnh để tìm ra và đạt được cả hai.
Điều gì hình thành nên khả năng phục hồi
Các nhà tâm lý học đã xác định được một số yếu tố dẫn đến khả năng tự phục hồi của mỗi cá nhân, chẳng hạn như thái độ tích cực, sự lạc quan, khả năng điều chỉnh cảm xúc và khả năng xem thất bại là một sự phản hồi hữu ích từ cuộc sống.
Ví dụ, sự lạc quan đã được chứng minh là giúp giảm bớt tác động của căng thẳng lên tâm trí và cơ thể sau những trải nghiệm đáng lo ngại. Điều đó cho phép tăng cường sự nhận thức, khả năng phân tích khách quan về những gì có thể đã xảy ra và cân nhắc những giải pháp phù hợp cho vấn đề bạn đang đối diện.
Bạn có thể nghĩ mọi người đều có khả năng phục hồi ngay từ khi sinh ra, nhưng điều đó chỉ đúng một phần. DNA của bạn xác định trước một số đặc điểm của bạn về sự phục hồi, trong khi phần còn lại thay đổi theo trải nghiệm cuộc sống. Khả năng phục hồi có nghĩa là:
- Chấp nhận thực tế như nó vốn có”
Thay vì luôn nhìn cuộc sống thông qua lăng kính màu hồng. Bạn nên nhìn cuộc sống theo khía cạnh khách quan bao hàm cả góc nhìn thực tế và đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình huống khi gặp nguy hiểm. Điều này sẽ giúp bạn tự chuẩn bị tinh thần cho chính mình và không bị bỡ ngỡ khi đối diện với những khó khăn trong cuộc sống. - Tìm kiếm ý nghĩa trong những giai đoạn đen tối nhất
- Thích ứng với hoàn cảnh , ngay cả trong những tình huống tồi tệ nhất
Khả năng phục hồi nằm ở việc cân bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi
Bạn ngưỡng mộ những người kiên trì và đấu tranh để đạt được mục tiêu của mình không ngừng nghỉ. Những người mẹ quên đi sự nghỉ ngơi khi cố gắng trở thành những bà mẹ tốt nhất. Một tác giả làm việc xuyên đêm và bỏ qua giấc ngủ hay ăn uống. Người kinh doanh làm việc cả vào ngày nghỉ, cuối tuần mà quên đi việc dành thời gian cho gia đình……trường hợp đây là những hình tượng bạn nghĩ đến khi đề cập đến khả năng phục hồi, điều này sẽ dẫn đến những kỳ vọng sai lệch. Và Vấn đề không nằm ở giờ làm việc mà là ở sự lo lắng quá mức và không thể chuyển suy nghĩ của bạn ra khỏi công việc. Kết quả là họ làm việc liên tục mà không được nghỉ ngơi hợp lý.
Thực tế mỗi cá nhân đều biết cách làm việc nhưng không biết cách nghỉ ngơi vì sự chăm chỉ đã được ca ngợi qua nhiều thế hệ.
Và có 2 điều mình muốn chia sẻ với bạn bao gồm :
Chìa khóa của khả năng phục hồi là cố gắng hết sức, sau đó dừng lại, hồi phục và tiếp tục bước đi.
Shawn Achor và Michelle Gielan
khả năng phục hồi không có nghĩa là hy sinh bản thân vì ước mơ; đó là về việc sống yên bình và khỏe mạnh trên con đường bạn hướng tới ước mơ của mình
Emotional Intelligence : Resilience
Cách xây dựng khả năng phục hồi
Hãy thử cụm 4 cách gợi ý từ cuốn sách emotional intelligence: Resilience khi bạn đối diện với thử thách trong cuộc sống
- Viết một danh sách hoặc sơ đồ tư duy về các giải pháp khả thi.
- Bắt đầu với một giải pháp và thực hành nó. Đừng mong đợi nó sẽ hoạt động ngay lập tức.
- Hãy thử một giải pháp thay thế khác nếu giải pháp trước đó không hiệu quả.
- Thực hành thiền định và chánh niệm để giữ bình tĩnh và cởi mở với những suy nghĩ và ý tưởng mới.
Luyện tập lòng biết ơn :
- lưu trữ lại những sự kiện tích cực diễn ra trong cuộc sống của bạn
- lưu trữ lại những thành công và thất bại: Phân tích và đánh giá sự tiến bộ của bạn hàng ngày. Các ghi chú có thể lưu giữ những hiểu biết sâu sắc, quan điểm và giá trị của bạn và bạn có thể đọc lại chúng sau để có thể nhìn lại một chặng hành trình bạn đã đi qua
- Thực hành lòng biết ơn ngay cả khi bạn đối diện với những sự kiện tồi tệ nhất
Những cách khác :
Xây dựng mối quan hệ bền chặt, lành mạnh với những người thân yêu và bạn bè có thể mang lại cho bạn sự hỗ trợ cần thiết và giúp hướng dẫn bạn trong những thời điểm thuận lợi cũng như khó khăn. Kết nối với những người khác bằng cách tình nguyện hoặc tham gia một nhóm tôn giáo hoặc tâm linh.
Làm cho mỗi ngày đều có ý nghĩa. Làm điều gì đó mang lại cho bạn cảm giác thành công và có mục đích mỗi ngày. Dù điều này đến từ những điều đơn giản nhất
Hãy luôn hy vọng: Bạn không thể thay đổi quá khứ, nhưng bạn luôn có thể hướng tới tương lai. Cởi mở với sự thay đổi giúp bạn dễ dàng thích nghi hơn và xem những thách thức mới mà ít lo lắng hơn.
Chăm sóc bản thân. Bao gồm hoạt động thể chất trong thói quen hàng ngày của bạn. Ngủ nhiều và thực hiện các nghi thức trước khi đi ngủ. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Thực hành cách quản lý căng thẳng. Hãy thử các cách để thư giãn, chẳng hạn như yoga, thiền, tưởng tượng có hướng dẫn, thở sâu …
Hãy hành động. Đừng bỏ qua vấn đề của bạn. Thay vào đó, hãy tìm ra những gì bạn cần làm, lập kế hoạch và hành động. Có thể mất thời gian để phục hồi sau một thất bại, chấn thương hoặc mất mát lớn. Nhưng hãy biết rằng cuộc sống của bạn có thể cải thiện nếu bạn nỗ lực và không ngừng tiến về phía trước
Tham khảo : Sách Emotional Intelligence: Resilience ; Psychology today, mayoclinic