Search

Inner Work

Vòng tròn an toàn của bạn ( Comfort zone )

"Vòng tròn an toàn "có thể được định nghĩa là một trạng thái tâm lý bạn cảm thấy thoải mái. Không có sự sợ hãi hay khó chịu. Bạn cảm thấy như ở nhà, thoải mái và an toàn. Mọi điều xung quanh bạn đều quen thuộc.

“One can choose to go back toward safety or forward toward growth. Growth must be chosen again and again; fear must be overcome again and again.” Abraham Maslow

“Vòng tròn an toàn “có thể được định nghĩa là một trạng thái tâm lý bạn cảm thấy thoải mái. Không có sự sợ hãi hay khó chịu. Bạn cảm thấy như ở nhà, thoải mái và an toàn. Mọi điều xung quanh bạn đều quen thuộc.

Từ định nghĩa trên, mình nhớ đến một câu chuyện :

Hai người đàn ông đang ngồi trong một toa tàu. Người A sẽ đứng dậy ở mỗi điểm dừng, nhìn ra ngoài cửa sổ một cách khó chịu, lẩm bẩm điều gì đó, ngồi xuống và thở dài tiếc nuối.

Đi được một vài trạm, người B hỏi : ” Có chuyện gì vậy? Anh trông có vẻ lo lắng và cứ mỗi lần dừng lại là đứng dậy,”

Người A trả lời: “Thành thật mà nói, tôi lên nhầm tàu ​​và đi sai hướng, nhưng ở đây thật ấm áp”

Câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta một điều vòng tròn an toàn là một nơi tuyệt đẹp nhưng không có sự tăng trưởng. Rời khỏi nơi đó có nghĩa là bạn đi đến một nơi khác, nơi bạn cảm thấy sự căng thẳng khi vừa bước vào. Nhưng nếu bạn quyết định chỉ tập trung vào sự căng thẳng đó, bạn sẽ bỏ lỡ những cơ hội cũng có ở nơi đó. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thức rằng cuộc sống bắt đầu khi vùng an toàn kết thúc, bạn sẽ nắm bắt những cơ hội đến với mình và mở rộng sự tăng trưởng.

Cuộc sống trong vòng tròn an toàn là một phần của cuộc sống hàng ngày, thể hiện ở việc né tránh những nghĩa vụ mà chúng ta cần phải thực hiện, trì hoãn chúng sang ngày mai, giao phó những cam kết của mình cho người khác, phớt lờ tin nhắn và tránh các cuộc gọi…..

Khi bạn rơi vào những tình huống trên, bạn sẽ tự an ủi mình bằng nhiều lý do khác nhau mà bạn có thể nghĩ ra. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi nếu ở mãi trong vòng tròn này, cuối cùng sẽ dẫn bạn đến đâu ?

1/ HỆ QUẢ:

Bước ra khỏi vòng tròn an toàn của bạn có thể là một thách thức, nhưng đó là một phần thiết yếu trong quá trình trưởng thành và phát triển cá nhân. Tuy nhiên, việc duy trì trong vòng tròn an toàn một thời gian dài có thể dẫn đến những hệ quả:

– Sự trì trệ: bạn có khả năng lặp lại các công việc và thói quen quen thuộc. Sự thiếu đa dạng này có thể dẫn đến sự nhàm chán và cảm giác trì trệ vì bạn không tiếp xúc với những trải nghiệm hoặc thử thách mới.
– Giới hạn trong học tập: Sự phát triển và học tập diễn ra bên ngoài vùng an toàn của bạn. Bằng cách tránh né những tình huống hoặc nhiệm vụ mới, bạn bỏ lỡ cơ hội mở rộng kiến ​​thức và phát triển các kỹ năng mới. Bước ra khỏi vùng an toàn cho phép bạn học hỏi từ những thất bại và thành công của mình, cuối cùng dẫn đến sự tăng trưởng cá nhân.
– Sợ thất bại: Một trong những lý do chính khiến mọi người luôn ở trong vùng an toàn của mình là sợ thất bại. Mặc dù thất bại có thể khiến bạn không thoải mái nhưng đó là một phần thiết yếu của quá trình học tập. Bằng cách trốn tránh thử thách, bạn từ chối cơ hội vượt qua trở ngại và học hỏi từ những sai lầm của mình.
– Giảm khả năng phục hồi: Bước ra vòng tròn an toàn của bạn sẽ tạo ra khả năng phục hồi và khả năng thích ứng. Khi đối mặt với những tình huống không quen thuộc, bạn phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và học cách sẵn sàng đối diện với những thử thách.
– Cơ hội bị bỏ lỡ: Bằng cách giới hạn bản thân vào những gì quen thuộc và thoải mái, bạn có thể bỏ lỡ những cơ hội thú vị để phát triển cá nhân và nghề nghiệp. Nhiều thành tựu và đột phá quan trọng xảy ra khi các cá nhân chấp nhận rủi ro và mạo hiểm ra ngoài vùng an toàn của mình.

Điều quan trọng cần lưu ý là bước ra khỏi vùng an toàn không có nghĩa là liên tục đẩy bản thân đến mức cực đoan. Đó là việc dần dần mở rộng ranh giới của bạn và đón nhận những thử thách mới phù hợp với mục tiêu và giá trị của bạn. Bằng cách đó, bạn mở ra cho mình những trải nghiệm mới, cơ hội học tập và phát triển cá nhân.

2/ MÔ HÌNH HỖ TRỢ BẠN VƯỢT QUA VÒNG TRÒN AN TOÀN

Learning zone model ( được phát triển bởi Tom Senninger, một nhà giáo dục người Đức; và dựa trên Lev Vygotsky’s Zone of Proximal Development)

1/Vòng tròn an toàn
Cụm từ ‘vòng tròn an toàn’ được Judith Bardwick đặt ra trong cuốn sách sự Nguy hiểm trong vùng an toàn. Tất cả chúng ta đều quen thuộc với nơi này. Ở đây, bạn cảm thấy thoải mái, an toàn, chắc chắn và trong tầm kiểm soát. Bạn khá hài lòng với những gì bạn biết và những gì bạn có ở đây: bạn biết thói quen, cách cư xử và những việc cần làm, và nếu bạn hài lòng với điều đó, bạn không thực sự có ý định rời đi. Có rất ít hoặc không có rủi ro, dẫn đến không có lo lắng và từ việc sử dụng một số hành vi hạn chế, bạn có thể nhận được những kết quả mà bạn có thể kiểm soát được. Có thể có rất ít động lực để thoát ra khỏi vòng tròn an toàn.

Ở trong vòng tròn an toàn của bạn không phải là xấu, nhưng sự phát triển của bạn bị hạn chế. Nếu bạn muốn dẫn đầu, tạo sự khác biệt, tạo ảnh hưởng – bạn sẽ cần phải bước ra khỏi vòng tròn an toàn và tiến tới vòng tròn tăng trưởng. Tại đây, bạn sẽ đạt được các mục tiêu chính của mình và trải nghiệm cảm giác thỏa mãn, sau đó có thể chọn những mục tiêu mới đầy tham vọng hơn. Nhưng vẫn còn một số lĩnh vực nữa mà bạn phải vượt qua trên hành trình phát triển của mình.

2/Vòng tròn sợ hãi ( fear zone)
Khi rời khỏi vòng tròn an toàn ấm áp quen thuộc, bạn sẽ gặp phải điều chưa biết- điều này chứng tỏ bạn đang ở trong vòng tròn sợ hãi! đối diện với cảm giác khó chịu trước những điều mới lạ , có lẽ bạn sẽ cảm thấy kém tự tin, kém năng lực và lo lắng hơn về những gì người khác nghĩ và nói. Bạn thậm chí có thể bị ảnh hưởng hoặc nản lòng bởi ý kiến ​​của họ.

Tuy nhiên, đây chỉ là một giai đoạn trên hành trình của bạn. Để phát triển hơn nữa, bạn sẽ cần dành một chút thời gian ở đây. Điều quan trọng là phát triển tư duy ,niềm tin rằng bạn có thể học hỏi những điều mới, thay đổi và đạt được thành tựu.

Cảm giác sợ hãi trong không gian này thực chất là trạng thái hưng phấn thần kinh bình thường mà bạn có được khi thử một điều gì đó mới mẻ, thay vi trạng thái suy nhược choáng ngợp khiến chúng ta gục ngã. Điều quan trọng cần nhớ là nếu nỗi sợ hãi trở nên lấn át thì đã đến lúc bạn nên dừng lại và kiểm tra lại bản thân. Do đó, cho dù bước nhảy vọt của bạn vào những điều chưa biết là học một kỹ năng mới hay lãnh đạo một nhóm, khi bạn coi đó là một cơ hội học tập gắn liền với các giá trị và mục tiêu của mình, điều này có thể xoa dịu nỗi sợ hãi để bạn có thể tiến về phía trước.

3/ Vòng tròn học tập ( learning zone)
Tại đây, bạn sẽ trau dồi và phát huy các khả năng và kỹ năng hiện có của mình, đồng thời quan trọng hơn là học hỏi những kỹ năng mới. Bạn sẽ phải đối mặt với những thách thức và vấn đề, đồng thời nhận thức được các cơ hội. Bạn có thể gặp một số áp lực, nhưng điều này có thể có tác động tích cực, thúc đẩy bạn tiến lên. Khu vực học tập có những điểm tương đồng với nghiên cứu của Carol Dweck về tư duy phát triển, đặc biệt là ở ý nghĩa chấp nhận thử thách và vượt qua giới hạn của những gì bạn đã biết để cải thiện và phát triển kỹ năng của mình. Khi thử thách bản thân, bạn có thể đạt được những điều mà trước đây bạn cảm thấy không thể hoặc đáng sợ. Đây là một phần của quá trình học tập và phát triển.

Cuộc sống ở đây là một cuộc phiêu lưu, vì vậy hãy luôn tò mò và đặt câu hỏi. Đây là nơi bạn thử những điều mới, chấp nhận thử và phạm sai lầm. Sẽ rất hợp lý nếu bạn mở lòng để xem thất bại là cơ hội để cải thiện bản thân. Hãy chọn bỏ lại đằng sau mọi cảm giác tiêu cực về thất bại và chỉ cần tiếp tục học hỏi để có thể đạt được thành công lớn hơn.

Điều thú vị là khi bạn bước vào vòng tròn học tập và phát triển, vòng tròn an toàn của bạn sẽ lớn hơn, ôm lấy bạn lần nữa. Trở nên thành thạo các kỹ năng mới sẽ đưa bạn vào một vòng tròn an toàn mới.

4/ Vòng tròn tăng trưởng ( Growth Zone)
Khi bạn đạt đến vùng này, bạn đã vượt qua được nỗi sợ hãi, học được những điều mới, vượt qua thử thách, vượt qua những giới hạn, và tìm ra giải pháp. Vùng thoải mái của bạn đã mở rộng cùng với bạn và bạn đã chuyển sang giai đoạn phát triển cá nhân và nghề nghiệp.

Ở đây trong vòng tròn tăng trưởng, bạn đang theo đuổi và hoàn thành các mục tiêu, hiện thực hóa bản thân liên quan đến ước mơ, đam mê, giá trị, mục đích và tương lai mong muốn của bạn. Đây là việc đạt được tiềm năng đầy đủ của bạn.

Đây là nơi hình thành nên nhiều nhà lãnh đạo – chính thức và tiềm năng. Đây cũng là nơi đặt ra những mục tiêu tham vọng hơn giúp bạn sống cuộc sống mà bạn mong muốn, phù hợp với mục đích của bạn.

Và vì khuyến khích người khác học hỏi và phát triển cũng là một phần của vai trò lãnh đạo nên quá trình này được lặp đi lặp lại, tạo ra lợi ích rộng rãi hơn cho những người khác. Ngoài việc tự hiện thực hóa bản thân, các nhà lãnh đạo có tư duy phát triển còn cố gắng tối đa hóa tiềm năng và đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng của những người đồng hành cùng mình.

Vì vậy, làm thế nào để bạn vượt qua tất cả các vùng này và tiếp tục tiến về phía trước để đạt đến vùng tăng trưởng?

Một vài chiến lược gợi ý hỗ trợ bạn di chuyển từ vòng tròn thoái mái sang vòng trong học tập những vẫn dung hòa được vòng tròn hoảng sợ
1. Phát triển niềm tin và khả năng phục hồi

Để sử dụng Mô hình Vòng tròn học tập một cách hiệu quả, bạn phải tin rằng bạn có thể học và bạn được an toàn khi làm điều đó. Bạn cần có niềm tin vào bản thân cũng như vào những người quản lý, huấn luyện hoặc cố vấn cho bạn.

    An toàn tâm lý cũng rất quan trọng nếu bạn có thể học mà không cảm thấy căng thẳng. Văn hóa tổ chức của bạn rất quan trọng ở đây. Điều quan trọng là mọi người không sợ bị trừng phạt nếu thất bại, vì điều này có thể ngăn cản họ bước ra ngoài vùng an toàn của mình.

    Thay vào đó, tổ chức và nhóm của bạn nên hỗ trợ và cộng tác, đồng thời cung cấp sự hướng dẫn đầy đủ để giúp mọi người học tập theo cách cảm thấy an toàn nhất.

    Để vượt qua vùng học tập một cách thành công, bạn cũng cần có quyết tâm cá nhân. Chắc chắn sẽ có những thách thức trên đường đi, đặc biệt là khi bạn đến được rìa ngoài của Vùng học tập. Xây dựng khả năng phục hồi có thể giúp bạn đứng dậy sau những thất bại và tiếp tục học hỏi.

    2. Xây dựng những điểm neo cho vùng an toàn của bạn
    Xây dựng những điểm neo buộc bạn vào vùng an toàn cũng có thể hữu ích khi bạn học điều gì đó mới. Điểm neo là cơ hội để sử dụng các kỹ năng và quy trình mà bạn đã quen thuộc. Điều nay không nên hạn chế việc học của bạn, nhưng có thể trấn an bạn rằng các kỹ năng cơ bản của bạn vẫn ổn khi bạn bước vào lãnh thổ mới.

      3. Làm việc với người cố vấn
      Khi bạn chuyển từ Vòng tròn thoải mái sang Vòng tròn học tập, bạn có thể sẽ cần được hỗ trợ và hướng dẫn.

        Một người cố vấn hoặc huấn luyện viên có thể giúp bạn ở đây. Người cố vấn có thể là một động lực thúc đẩy. Họ đưa ra phản hồi và đặt câu hỏi để giúp bạn xây dựng sự tự tin, đồng thời khuyến khích bạn suy ngẫm về những gì bạn đã học được cho đến nay. Họ cũng có thể đề xuất những góc nhìn mở rộng mà bạn có thể chưa nhận diện được.

        Học với người cố vấn cũng mang đến cho bạn cơ hội khám phá các ví dụ thực tế về cách áp dụng một kỹ năng mới cũng như những lợi ích mà kỹ năng đó có thể mang lại. Có lẽ điều này sẽ giúp bạn hoàn thành công việc hàng ngày hiệu quả hơn, đạt được mục tiêu nghề nghiệp hoặc thậm chí được thăng chức.

        4. Sử dụng lực đẩy
        lực đẩy có thể có nhiều hình thức, chẳng hạn như những lời động viên đơn giản, những câu hỏi giúp bạn suy nghĩ về các bước tiếp theo và lời nhắc nhở về những gì bạn đã đạt được. Đôi khi, bạn có thể cần sự trợ giúp thực tế để mình khám qua ra những lực đẩy này – chẳng hạn như nếu bạn được giao một nhiệm vụ mà bạn thực sự không thể tự mình làm được. Nếu điều này xảy ra, đừng ngại tìm kiếm sự trợ giúp, đặt câu hỏi và ghi chép!

        5.Học tập xã hội
        Được phát triển từ tác phẩm của Albert Bandura, lý thuyết học tập xã hội cho rằng bạn học bằng cách quan sát và bắt chước người khác. Bạn quan sát và so sánh bản thân với những hình mẫu luôn động viên và thách thức chính bạn.

          Tuy nhiên, học tập xã hội không chỉ là sao chép những gì bạn nhìn thấy. Nói cách khác, học tập xã hội nên bao gồm việc thực hành có mục đích, thay vì chỉ học lý thuyết.

          Bạn có thể thấy và cảm nhận được quá trình học tập của mình đang diễn ra và điều này kích thích bạn khám phá sâu hơn, đặt câu hỏi và học hỏi kiến ​​thức chuyên môn của người khác.

          6/ Nhấn mạnh vào từ “tại sao”

          Nếu bạn từng cảm thấy bế tắc, hãy xem lại các giá trị và “lý do” của mình – hoặc điều đó quan trọng đối với bạn như thế nào. Hãy nhớ lý do tại sao bạn lại mạo hiểm ra ngoài vùng an toàn của mình và ý thức về mục đích đó sẽ thúc đẩy bạn. Bạn thậm chí có thể tự hỏi mình 5 câu hỏi tại sao để tìm hiểu sâu hơn và thực sự đạt được mục đích cao nhất của mình.

            Quá trình này là hãy tự hỏi bản thân ‘Tại sao tôi lại làm điều này?’ và với mỗi câu trả lời bạn đưa ra, hãy tiếp tục tự hỏi ‘Tại sao?’ Hoặc ‘Tại sao điều đó lại quan trọng?’

            Ví dụ:

            Hỏi: Tại sao bạn lại tham gia khóa học lãnh đạo này? – A: Để giúp ích cho sự nghiệp của tôi.

            Hỏi: Tại sao? – A: Để tôi có thể được thăng chức và kiếm được nhiều tiền hơn.

            Hỏi: Tại sao điều đó lại quan trọng? – A: Nó sẽ loại bỏ được một số lo lắng về tài chính.

            Hãy biến mọi động lực tiêu cực (tránh xa những gì bạn không muốn) thành động lực tích cực. Vì vậy, ở đây, A đang chạy trốn khỏi thứ gì đó, và A cần phải chuyển nó sang thứ mà cô ấy có thể hướng tới.

            Hỏi: Bạn có thể biến điều đó thành điều tích cực không? hành đồng này sẽ mang lại cho bạn điều tích cực gì? – A: Tôi sẽ cảm thấy mình đã đạt được điều gì đó và có thêm sự an toàn cho gia đình.

            Hỏi: Tại sao điều đó lại quan trọng? – A: Khi đó, tôi sẽ cảm thấy mình đang sống đúng với tiềm năng của mình , điều đó có nghĩa là chúng tôi có thể sống thoải mái và hạnh phúc.

            Hỏi: Tại sao điều đó lại quan trọng? – A: Bởi vì… đó là tất cả những gì tôi từng mong muốn – một tương lai an toàn, hạnh phúc cho gia đình tôi và cảm thấy rằng mình đã tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống.

            Động lực trở nên hấp dẫn hơn khi bạn càng khai thác được điều gì quan trọng đối với bạn hoặc tìm được gốc rễ ‘tại sao’ của bạn.

            Hãy mạnh dạn đi tiếp để đạt đến vùng tăng trưởng bạn muốn hướng đến nhé.

            Tien Phuong

            Tien Phuong

            Mình là Founder/ Holistic Counsellor/ Inner work trainer Happeacespace. Những chủ đề mình tập trung bao gồm công việc nội tâm, mối quan hệ, tâm linh năng lượng, thấu hiểu bản thân, tâm lý học đơn giản..... Mình nhận thức chặng hành trình làm việc với thế giới nội tâm cần rất nhiều sự dũng cảm, nhưng bạn không độc hành trên hành trình này bạn nhé

            Chia sẻ:

            Facebook
            Twitter
            LinkedIn

            Chia sẻ:

            Các bài viết khác:

            Cách bạn đối xử với người khác thay đổi họ.

            Trong tương tác giữa người với người, chúng ta thường quên mất tác động sâu sắc hành động của mình đối với người khác. Khi chúng ta đối xử với ai đó bằng sự vô cảm, không tôn trọng, chúng ta để lại những vết sẹo vô hình làm thay đổi bản chất của họ.

            Gửi tin cho tôi