Search

Inner Work

Cognitive Distortion- Biến Dạng Nhận Thức

1/ TỔNG QUAN VỀ BIẾN DẠNG NHẬN THỨC

  • Định nghĩa:

Cognitive distortion còn được gọi unhelpful thinking styles/ faulty /inaccurate/ irrational thinking. 

Các nhà tâm lý học sử dụng thuật ngữ “cognitive distortion- nhân thức sai lệch ” để mô tả những suy nghĩ hoặc niềm tin phi lý, thổi phồng làm sai lệch nhận thức của một người về thực tế, thường là theo cách tiêu cực. 

Sự  sai lệch về nhận thức là phổ biến nhưng có thể khó nhận ra. bởi vì, nhiều người xảy ra như những suy nghĩ tự động, hình thành thói quen tư duy  đến mức người suy nghĩ thường không nhận ra mình có khả năng thay đổi chúng. Nhiều người dần tin rằng đó chỉ là cách mọi thứ diễn ra.

3 đặc điểm chính của  cognitive distortion bao gồm:

  • khuynh hướng hoặc khuôn mẫu suy nghĩ, niềm tin
  • sai hoặc không chính xác;
  • Có khả năng gây tổn thương tâm lý

Là những sinh vật có ý thức, chúng ta luôn giải thích thế giới xung quanh, cố gắng hiểu những gì đang xảy ra. Đôi khi bộ não của chúng ta đi ‘đường tắt’ và tạo ra kết quả không hoàn toàn chính xác. Các đường tắt nhận thức khác nhau dẫn đến các loại sai lệch hoặc sai lệch khác nhau trong suy nghĩ của chúng ta. Đôi khi chúng ta có thể đi đến kết luận tồi tệ nhất có thể, vào những lúc khác, chúng ta có thể tự trách mình về những điều không phải lỗi của chúng ta

  • Vì sao biến dạng nhận thức tồn tại?

1/ CBT theory ( Lý thuyết về nhận thức hành vi)

Các mức độ nhận thức được quy định trong mô hình nhận thức là: Niềm tin cốt lõi; Niềm tin trung gian (quy tắc, thái độ, giả định); Suy nghĩ tự động.

Niềm tin cốt lõi là một phần quan trọng cấu thành niềm tin. Judith Beck mô tả core belief  là “toàn cầu, cứng nhắc và tổng quát hóa quá mức” [10]. Suy nghĩ tự động ( automatic thought) cụ thể cho tình huống mà chúng được tạo ra. Các giả định, thái độ và quy tắc là một cấp độ trung gian ( intermediate belife) của niềm tin phát triển khi cá nhân cố gắng hiểu thế giới xung quanh. Mô hình nhận thức gợi ý rằng những kiểu suy nghĩ tự động cụ thể mà chúng ta dễ mắc phải là kết quả của những niềm tin cốt lõi và trung gian mà chúng ta nắm giữ. Hay nói một cách khác: nếu những suy nghĩ tự động của chúng ta là thành kiến, thì những thành kiến ​​này được thúc đẩy bởi niềm tin và giả định của chúng ta. Bạn có thể coi những suy nghĩ tự động giống như cây cối lớn lên: cây nào mọc sẽ phụ thuộc vào loại đất mà chúng ta cung cấp cho chúng.

ví dụ : David lớn lên trong một gia đình mà cha mẹ anh rất nghiêm khắc và chú trọng nhiều đến thành tích học tập. Anh trai của anh ấy học hành rất tốt nhưng David luôn phải vật lộn để đáp ứng các tiêu chuẩn cao của cha mẹ anh ấy, mẹ anh ấy luôn trách anh ấy vì sao anh không bằng anh trai mình, và khi có lỗi mẹ anh đều đổ hết lỗi lên anh. Anh ấy đã phát triển niềm tin cốt lõi “Tôi vô dụng” và giả định “ tôi là một hố đen trong gia đình, tất cả mọi lỗi đều do tôi”. Khi thất bại trong một bài kiểm tra, anh ta có suy nghĩ tự động “Tôi là một kẻ thất bại hoàn toàn, lỗi là ở tôi” – all or nothing thinking/ generalization 

2/ Evolutionary theory- Lý thuyết tiến hoá

Con người có thể đã phát triển cognitive distortion  như một loại phương pháp sinh tồn trong quá trình tiến hóa.

Nói cách khác, tập trung căng thẳng có thể khiến mọi người điều chỉnh suy nghĩ của họ theo những cách có ích cho sự sống còn trước mắt của họ. 

Paul Gilbert đã xuất bản một công trình tiến hóa hấp dẫn về các biến dạng nhận thức vào năm 1998 [8]. Trong đó, ông cho rằng các biến dạng là “xuất phát từ các động cơ vô thức ( unconscious)” và  hệ quả mỗi cá nhân sẽ tư duy theo hướng “lược đồ (schema-driven reasoning errors)” tư duy tự động theo những niềm tin được đặt ra trong vô thức.

 Tóm tắt lập luận của anh ấy là:

Con người thường suy luận trên cơ sở heuristics hơn là logic (tức là chúng ta có tư duy nhanh và chậm [11])

Các phương pháp heuristics mà con người sử dụng có lẽ là kết quả của chọn lọc tự nhiên (12)

Ông đề xuất rằng động vật đã phát triển một hệ thống phát hiện mối đe dọa ‘safe better than sorry”‘- an toàn hơn là hối tiếc, hệ thống này có xu hướng cho rằng suy nghĩ về điều tồi tệ nhất nhầm giảm thiểu chi phí của những sai lầm. Nhưng những suy nghĩ này không hợp lý hay lành mạnh về lâu dài.

Ví dụ :

Biến dạng hành vi nhảy đến kết luận (Jump to conclusion)

Để có lợi thế về tốc độ, lối suy nghĩ kết luận nhanh “Có phải mối đe dọa hiện diện hay không?”. Việc đưa ra kết luận là điển hình của lối suy nghĩ ‘safe bettern than sorry’. Sự thiên vị này có thể xảy ra trong các tình huống áp lực khi  thời gian là điều cốt yếu. ví dụ : bạn đang đi trên đường, bạn thấy một người mắt lao liếc, lâu lâu nhìn bạn. Bạn sẽ kết luận họ có ý muốn dựt đồ và bạn sẽ cơ chế phòng thủ bằng cách lánh xa, tự vệ.

Hậu quả :

  • Theo goodtherapy, nhận thức biến dạng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần (dẫn tới sức khỏe tinh thần kém) của một người, làm gia tăng căng thẳng (stress), trầm cảm và lo lắng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa nhận thức biến dạng và trầm cảm như Aaron Beck năm 1960, Krantz và cộng sự vào năm 1979, McDermut và cộng sự vào năm 1997. Aaron Beck nhấn mạnh rằng những người trầm cảm và lo lắng cao độ thường có những suy nghĩ thiên kiến và biến dạng/sai lệch với thực tế. Nếu không can thiệp, những mô thức suy nghĩ tự động không lành mạnh này sẽ bén rễ và ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ logic và lý trí của bạn đặc biệt là khi bạn đưa ra các quyết định. 
  • Ngoài ra nghiên cứu của Dr William F. Doverspike năm 2007 và trang web Modern Intimacy cũng cho rằng nhận thức sai lệch gây ra những mâu thuẫn trong mối quan hệ 

  • Người đặt nền móng
  1. Aaron Beck
  • Thuật ngữ Nhận thức biến dạng (cognitive distortion) lần đầu tiên được giới thiệu bởi Aaron Beck vào năm 1960 trong cuốn sách của ông có tên “Thinking and depression” (suy nghĩ và trầm cảm). Trong quá trình nghiên cứu và trị liệu các bệnh nhân trầm cảm, ông nhận ra rằng đối với những tình huống mơ hồ, không rõ ràng, các bệnh nhân trầm cảm có xu hướng có những suy nghĩ sai lệch về thực tế một cách tiêu cực
  • Khái niệm về nhận thức biến dạng của ông là phần trung tâm của học thuyết nhận thức về trầm cảm và sau này trở thành liệu pháp trị liệu nhận thức hành vi (CBT). Liệu pháp CBT cho rằng căn nguyên vấn đề hay đau khổ của con người là từ suy nghĩ mà ra.
  1. Dr David Burns
  • David Burns là học trò của Aaron Beck và có công rất lớn trong việc phổ biến liệu pháp trị liệu nhận thức hành vi (CBT) ra với công chúng. Trong cuốn sách của ông có tên “Feeling Good”, Burns đã sử dụng thuật ngữ những kiểu suy nghĩ không giúp ích (unhelpful thinking styles) thay cho  thuật ngữ nhận thức biến dạng (cognitive distortion)
  • Burns đã có công bổ sung vào một số nhận thức biến dạng khác, ngoài những nhận thức biến dạng được Aaron Beck đề cập trước đó. 

2/ NHỮNG NHÓM BIẾN DẠNG NHẬN THỨC KHÁC NHAU:

  • Beck’s cognitive distortions 
  1. Arbitrary interpretation / arbitrary inference: Suy diễn, diễn dịch tuỳ tiện/không căn cứ

Theo Beck, suy diễn, diễn dịch tuỳ tiện/không căn cứ là quá trình hình thành một lý giải về một tình huống, sự kiện hay trải nghiệm mà không có bằng chứng thực tế để ủng hộ kết luận đó hoặc kết luận đó là trái ngược với bằng chứng thực tế.

Ví dụ: John  đang đi bộ trên đường và suy nghĩ rằng “Mọi người đều cho rằng tôi là kẻ thất bại”. Suy nghĩ của John có thể bị sai lệch/bóp méo vì một số lý do, có thể là trải nghiệm trong quá khứ. Tuy nhiên vì John không có cách nào để biết được mọi người nghĩ gì, và rất khó có ai đang đi trên đường và nghĩ về John vì có thể họ cũng đang bị cuốn vào những mối bận tâm của riêng họ cũng như John

  1. Selective abstraction / mental filter: Trừu tượng có chọn lọc/Màng lọc tâm trí

Theo Beck, là quá trình chọn ra 1 chi tiết trong bất kỳ tình huống nào và chỉ tập trung vào nó và bỏ qua các chi tiết nổi bật khác của tình huống, từ đó kết luận toàn bộ trải nghiệm về tình huống đó trên cơ sở yếu tố này. Quá trình này được ví như bạn đeo một cặp kính mắt với thấu kính đặc biệt có chức năng như một cái màng lọc. Nếu bạn có màng lọc tích cực, bạn sẽ chỉ tiếp nhận những thông tin và chi tiết tích cực và gạt bỏ hết các thông tin tiêu cực. Ngược lại, nếu bạn có màng lọc tiêu cực, bạn sẽ chỉ tiếp nhận những thông tin tiêu cực và gạt bỏ hết các thông tin tích cực.

Ví dụ: Anna viết bài đăng blog và nhận được 10 lời khen và 1 lời bình luận tiêu cực rằng “Blog của cô thật ngớ ngẩn”. Anna khi đọc các bình luận không thể ngừng suy nghĩ về bình luận tiêu cực và chỉ trích mình rằng blog của cô thực sự ngớ ngẩn. Trong trường hợp này, suy nghĩ của Anna đã bị biến dạng/sai lệch/bóp méo vì cô đã tự động tập trung vào một bình luận tiêu cực và loại bỏ tất cả bình luận tích cực. Anna đang có một màng lọc tiêu cực

  1. Overgeneralization: Quy chụp/Khái quát hoá quá mức

Bạn chỉ dựa vào một sự việc hoặc một bằng chứng duy nhất để đi đến một kết luận chung. Khi vấp ngã một lần, bạn cho rằng điều đó sẽ lặp đi lặp lại mãi mãi. 

Ví dụ 1: Bạn mất niềm tin vào chồng cũ vì anh ta tệ với bạn và bạn quy chụp rằng tất cả  đàn ông trên thế gian này đều tệ như nhau, không có đàn ông tốt.

Ví dụ 2: Khi bị điểm kém ở một bài kiểm tra Toán, bạn cho rằng những bài kiểm tra sau cũng vậy và bạn là đứa trời sinh dốt Toán.

  1. Magnification and minimization: Phóng đại và giảm nhẹ

Khi suy nghĩ theo hướng này, một trong hai trường hợp sẽ xảy ra: Bạn phóng đại tầm quan trọng của một điều không đáng kể (có thể là một lỗi lầm) hoặc bạn xem nhẹ, giảm nhẹ tầm quan trọng của một điều quan trọng (ví dụ là thành tựu, thành tích cá nhân). Nói cách khác, Bạn sẽ có xu hướng thổi phồng những vấn đề của bạn và xem nhẹ, bỏ qua những khía cạnh tích cực của bạn. 

Ví dụ: Bạn được chọn làm sinh viên tiêu biểu, đại diện học sinh toàn trường để phát biểu trong lễ tốt nghiệp. Do hồi hộp nên bạn nói vấp đôi chỗ. Khi được bạn bè khen ngợi về bài phát biểu, bạn xấu hổ và tự trách bản thần vì nghĩ rằng mình đã phá hỏng buổi lex do vài lỗi vấp váp của mình. Trong trường hợp này bạn đang phóng đại lỗi sai nhỏ (nói vấp) và xem nhẹ thành tích (bài phát biểu, là học sinh tiêu biểu đại diện học sinh toàn trường) của mình

  1. Inexact labeling / labeling/mislabeling: Dán nhãn

Với dạng suy nghĩ này, bạn có xu hướng định nghĩa và dán nhãn một người dựa trên 1 đặc điểm hoặc hành vi duy nhất của họ

Ví dụ: Khi thấy một người vượt đèn đỏ, bạn nhận định và dán nhãn họ là một người vô kỷ luật, không có giáo dục.

  1. Personalization and  blame: Quy về bản thân và đổ lỗi

Personalization: quy về bản thân, quy hết trách nhiệm về mình, kể cả trong những tình huống không hề có sự liên quan nào và hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn

Ví dụ 1: Con đi xe đạp trên đường và bị té xe. Người mẹ quy hết trách nhiệm về mình và cho rằng đó là lỗi của người mẹ nên người con mới té xe

Blame:  quy hết trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác về vấn đề của mình

Ví dụ: Bạn trễ deadline là vì sếp giao cho bạn quá nhiều việc. Sự lý giải này là không phù hợp vì bạn cần xem xét về yếu tố của bạn trước ví dụ như kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc,… trước khi đổi lỗi cho bất kỳ ai về vấn đề của bạn

  1. Absolutistic, dichotomous thinking/ all or nothing: Có tất cả hoặc không có gì/Trắng đen rạch ròi

Kiểu tư duy này làm chúng ta đánh giá sự việc một cách đúng sai tuyệt đối, không trắng thì chỉ có thể là đen, không hoàn hảo thì chỉ có thể là thất bại, không đúng thì chỉ có thể là sai. Nhưng thực tế thì mọi việc đều có nhiều khía cạnh

Ví dụ: Bạn cho rằng người hướng ngoại thì phải năng động hẳn, người hướng nội thì phải trầm tính, ít nói hẳn. Bạn sẽ đi về 2 cực tuyệt đối và không chấp nhận những thứ ở giữa. 

  •   Burns’ unhelpful thinking styles 
  1. Jumping to conclusions (mind-reading, the fortune teller error)- “nhảy đến kết luận – đọc suy nghĩ- dự đoán tương lai)

In Feeling Good Burns mô tả suy nghĩ “ nhảy đến kết luận” là một quá trình cá nhân đi đến một kết luận tiêu cực nhanh chóng mà không được chứng minh bằng sự thật”.

Sự méo mó “nhảy đến kết luận” này biểu hiện bằng niềm tin không chính xác rằng chúng ta biết người khác đang nghĩ gì ( mind-reading). ví dụ : Nhìn thấy một người lạ với biểu hiện khó chịu và đi đến kết luận rằng họ đang nghĩ điều gì đó tiêu cực về bạn là một ví dụ cho sự méo mó này.

bên cạnh đó, fortune teller – dự đoán tương lai đề cập đến xu hướng đưa ra các kết luận và dự đoán dựa trên ít hoặc không có bằng chứng 

xác nhận

ví dụ : một phụ nữ trẻ, độc thân dự đoán rằng cô ấy sẽ không bao giờ tìm thấy tình yêu hoặc có một mối quan hệ cam kết và hạnh phúc chỉ dựa trên thực tế là cô ấy chưa tìm thấy nó. Đơn giản là không có cách nào để cô ấy biết cuộc đời mình sẽ diễn ra như thế nào, nhưng cô ấy coi dự đoán này là sự thật chứ không phải là một trong số những kết quả có thể xảy ra.

  1. Emotional reasoning- lý do dựa trên cảm tính

suy nghĩ sai lệch dựa trên “lý do dựa trên cảm tỉnh “ là nơi mà cảm xúc được lấy làm bằng chứng của sự thật. Nó có thể được mô tả là “Tôi cảm thấy nó, do đó nó phải là sự thật.”Và cá nhân không có khả năng phân tách cảm xúc và sự thật.
Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lệch,  vì chúng ta cảm thấy điều gì đó không có nghĩa là nó đúng; . Burns lập luận rằng điều này là không đúng vì cảm xúc của bạn phản ánh [là sản phẩm của] suy nghĩ và niềm tin của bạn, và không hợp lệ bởi vì nếu suy nghĩ thiên lệch thì cảm xúc trải qua sẽ không tương ứng với bản chất vấn đề như nó vốn có

ví dụ :Khi đầu tư tài chính bạn cần phải tìm hiểu kỹ các công ty, lại lỗ như thế nào dựa trên số liệu. Nhưng nếu bạn có nhận thức theo phong cách emotional reasoning – bạn sẽ quyết định đầu tư công ty a vì tôi cảm thấy công tin này có thể mạng lãi , ko phải quyết định dựa vào con số rõ ràng .
hoặc bạn lựa chọn nhân sự, thường cần thông qua phóng vấn và đọc hồ sơ. Nhưng bạn chỉ dựa trên cảm nhận, tôi thấy bạn này ổn, nên tôi sẽ tuyển, bỏ qua những chi tiết khác

hoặc người yêu bạn đối xử rất tốt với bạn, nhưng chỉ vị một ngày cảm xúc của bạn khó chiu, đa nghi, bạn nhìn người yêu bạn phớt lờ lời nói của bạn. Bạn cảm nhận anh ấy đang có một người khác 

  1. “Should, Must” statements- Suy nghĩ theo nguyên tắc“ nên / phải thực hiên”

Albert Ellis đã mô tả những nỗ lực để thúc đẩy bản thân bằng cách nói “Tôi nên làm điều này” hoặc “Tôi phải làm điều đó” . Burns lập luận rằng việc cố gắng thúc đẩy bản thân theo cách này, nghịch lý là có thể dẫn đến cảm giác thờ ơ và không có động lực.

Khi chúng ta bám chặt vào những tuyên bố “nên” về bản thân, kết quả là chúng ta thường cảm thấy tội lỗi, xấu hổ , ghê tớm bản thân vì chúng ta không thể sống theo chúng. Khi chúng ta bám vào những tuyên bố “nên” của mình về người khác, chúng ta thường thất vọng vì họ không đáp ứng được kỳ vọng của chúng ta, dẫn đến tức giận và bất bình.

ví dụ: quy tắc của tôi là tôi quan tâm đến cảm xúc của người khác. Một khi tôi vô tình làm ai đó tổn thương một điều rất nhỏ tôi cảm thấy rất day dứt. hoặc bố mẹ, bạn của tôi vô tình phạm phải qui tắc này dù rất nhỏ, tôi cảm thấy thất vọng và suy nghĩ nhiều

Những suy nghĩ khác  

  1. Fallacy of Change (lỗi ngụy biện sự thay đổi)

suy nghĩ sai lệch này liên quan đến việc mong đợi người khác thay đổi nếu chúng ta khuyến khích hoặc gây áp lực cho họ. suy nghĩ này thường đi kèm với niềm tin rằng hạnh phúc và thành công của chúng ta phụ thuộc vào người khác, khiến chúng ta tin rằng buộc những người xung quanh thay đổi là cách duy nhất để đạt được điều chúng ta muốn.

Một người đàn ông nghĩ rằng “Nếu vợ tôi ngừng làm những điều khiến tôi khó chịu, tôi có thể trở thành một người chồng tốt hơn và một người hạnh phúc hơn” đang cho thấy sự nguỵ biện của sự thay đổi.

  1. Fallacy of Fairness: Lỗi ngụy biện về sự công bằng

Có 2 lý giải về lỗi ngụy biện này

Cách 1: 

Mặc dù chúng ta thích sống trong một thế giới công bằng, nhưng giả định về một thế giới công bằng vốn dĩ là không dựa vào thực tế và nó có thể gây nên cảm giác tiêu cực như tức giận, phẫn nộ, tuyệt vọng.  khi chúng ta phải đối mặt với những trải nghiệm hoặc tình huống không công bằng trong cuộc sống. Sự công bằng chung quy lại chỉ là sự so sánh mà thôi. Lối suy nghĩ này có thể dẫn tới sự tự thương hại bản thân, sự than thân trách phận (self-pity) và hội chứng poor me (tôi luôn là người chịu thiệt thòi, bất công bằng). Điều này sẽ để lại hậu quả khôn lường về mặt tinh thần khi bạn cứ mãi chìm đắm trong sự than thân trách phận.

Ví dụ 1: Tại sao mọi chuyện tồi tệ luôn xảy đến với tôi trong khi bạn tôi luôn gặp những điều tốt lành. Thật không công bằng

Ví dụ 2: Tôi cố gắng học tập nhưng không thi đậu kỳ thi. Tại sao bạn B không chăm chỉ bằng tôi nhưng vẫn đậu kỳ thi. Thật không công bằng. 

Cách 2: 

Với lối suy nghĩ này, bạn cho rằng mọi thứ phải được đo lường dựa trên sự công bằng và bình đẳng, trong khi thực tế mọi thứ thường không phải lúc nào cũng hoạt động theo cách đó. Việc phát giác ra người khác không chấp nhận những giá trị về công bằng giống nhau trong một sự việc sẽ khiến bạn bực bội. Nói cách khác, bạn tin là mình biết được cái gì là công bằng và cái gì là không công bằng, và bạn sẽ thấy khó chịu khi người khác không đồng tình với mình. Ngụy biện về sự công bằng sẽ khiến bạn gặp phải xung đột với những con người và hoàn cảnh nhất định, bởi bạn thấy mọi thứ cần phải công bằng nhưng phải công bằng theo thang đo của chính bạn.

Ví dụ 1: Chẳng hạn như bạn mong đợi nửa kia của mình về nhà và mát xa cho bạn. Điều đó là  ‘công bằng’ vì  bạn dành cả buổi chiều để chuẩn bị bữa tối cho họ. Nhưng họ mệt rã rời khi về đến nhà và chỉ muốn đi tắm rửa. Họ cho rằng công bằng là tự thưởng một khoảnh khắc thư giãn sau một những mớ lộn xộn của ngày dài, để rồi họ có thể dành hết tâm trí cho bạn và thưởng thức bữa tối bạn làm cho thay vì bị sao nhãng và mệt mỏi.

Ví dụ 2: Tom và Annie mới kết hôn. Annie mong Tom sau giờ làm việc sẽ chia sẻ việc nhà cùng Annie vì đó là trải nghiệm thời thơ ấu của Annie. Cả cha mẹ cô đều làm việc, và cả hai đều chia sẻ việc nhà. Mặt khác, Tom lớn lên trong một gia đình chỉ có bố hoặc mẹ làm việc và người còn lại sẽ quán xuyến việc nhà. 

Annie thường xuyên cảm thấy thất vọng và tức giận bởi sự thờ ơ của Tom đối với những gì cô ấy coi là trách nhiệm chung. Về phần mình, Tom cảm thấy bối rối trước cách cư xử của vợ và không hiểu tại sao anh lại bị bắt đi làm cả ngày rồi về nhà làm thêm. Cả Tom và Annie đều cảm thấy mình bị đối xử bất công. Tại sao? Thực tế không công bằng cũng không bất công – nó chỉ đơn giản là như vậy. Cả hai đều cho rằng hành động và hành vi của người kia là không công bằng do những kinh nghiệm trong quá khứ của họ – đó là góc nhìn chủ quan của mỗi người

  1. Heaven’s Reward Fallacy: Lỗi ngụy biện về món quà từ thiên đường

Với lối suy nghĩ này, bạn tin rằng sự phấn đấu, chăm chỉ của bạn sẽ được đền bù bằng phần thưởng xứng đáng. Với lối suy nghĩ này, bạn nỗ lực với kỳ vọng bạn sẽ đạt được thành quả bạn trong tương lai chứ không phải là bạn thưởng thức quá trình nỗ lực của chính mình. Bạn quan tâm về phần thưởng bên ngoài (địa vị, tiền tài, vật chất, danh tiếng,…) hơn là phần thưởng bên trong (sự hài lòng, cảm giác tự hào, cảm giác tiến bộ, cảm giác thích thú). Nếu bạn không nhận được phần thưởng xứng đáng như mong muốn, bạn sẽ có thể thất vọng, giận dữ, tuyệt vọng và thậm chí là trầm cảm

Ví dụ: Bạn kỳ vọng được thăng tiến trong năm này vì sự chăm chỉ của bạn. Bạn tin rằng bạn làm việc chăm chỉ hơn bất kỳ đồng nghiệp nào trong công ty nhưng bạn lại không được thăng chức. Bạn cảm thấy bất bình với đồng nghiệp và sếp của mình vì bạn tin rằng lẽ ra bạn phải được khen thưởng và thăng chức vì sự chăm chỉ của mình. Tuy nhiên, có thể có nhiều lý do khiến đồng nghiệp khác được thăng chức chứ không phải bạn vì có thể chăm chỉ không phải là tiêu chí duy nhất cho một quyết định thăng chức.

  1. Always Being Right: Luôn luôn đúng
    Với lối suy nghĩ này, họ liên tục đưa người khác ra tranh cãi để chứng minh rằng quan điểm và hành động của họ mới là đúng tuyệt đối. Với một người “luôn cho mình là đúng” thì việc sai là điều không tưởng – họ sẽ làm bất cứ điều gì để chứng minh sự đúng đắn của mình.Chẳng hạn như, “Tôi không quan tâm việc cãi nhau với tôi sẽ khiến bạn cảm thấy tệ như thế nào, tôi sẽ chiến thắng cuộc tranh luận này bằng bất kỳ giá nào vì tôi đúng.” Với những người có loại biến dạng này, việc đúng thường quan trọng hơn cảm xúc của người khác, kể cả là của những người thân yêu của họ.

Tham vấn/ inner work coach 1-1: ⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfPAeNwIoQkQBe6u5rsoNvctj0s6xt1hEkitvaLx55UQdCrug/viewform⁠⁠⁠⁠⁠⁠
Fanpage: ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://www.facebook.com/happeacespace1112021⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠
YouTube: ⁠⁠⁠⁠⁠https://www.youtube.com/@happeacespace111⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠
Nhóm: ⁠⁠⁠https://www.facebook.com/groups/245900306992092/⁠⁠⁠
Instagram: ⁠⁠⁠https://www.instagram.com/happeacespace/⁠⁠⁠
Tiktok: ⁠⁠⁠https://www.tiktok.com/@happeacespace111⁠⁠⁠
Onmic: ⁠⁠⁠https://app.getonmic.com/camp/happeace-space

Tien Phuong

Tien Phuong

Mình là Founder/ Holistic Counsellor/ Inner work trainer Happeacespace. Những chủ đề mình tập trung bao gồm công việc nội tâm, mối quan hệ, tâm linh năng lượng, thấu hiểu bản thân, tâm lý học đơn giản..... Mình nhận thức chặng hành trình làm việc với thế giới nội tâm cần rất nhiều sự dũng cảm, nhưng bạn không độc hành trên hành trình này bạn nhé

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
LinkedIn

Chia sẻ:

Các bài viết khác:

Virtual Data Room Facts

A virtual dataroom is a cloud-based platform that allows you to securely store and share sensitive information. This data is typically private information that businesses

Virtual Document Safe Storage

Virtual document safe storage is the process of converting physical files into electronic documents for sharing, storing and accessing. It https://vdr-software.blog/what-are-the-main-reasons-for-acquisition can reduce the amount

Gửi tin cho tôi