Cảm hứng để mình có thể chiêm nghiệm về chủ đề này đến từ 2 câu nói mình tình cờ đọc được từ hai bộ phim bao gồm .
Câu nói thứ nhất cũng là tiêu đề mình đặt cho bài cho bài chiêm nghiệm này đến từ series ” the one who lives”
câu nói thứ hai đến từ bộ phim Ice Age: Adventures of Buck Wild (2022) “Những người dịu dàng nhất tôi từng biết sống trong một thế giới chẳng hề dịu dàng với họ. Những người tuyệt vời nhất tôi từng biết đã trải qua rất nhiều vụn vỡ, và họ vẫn yêu say đắm, vẫn quan tâm đến người khác. Đôi khi, chính những người chịu nhiều thương tổn nhất lại từ chối chai lì với thế giới này, vì họ không bao giờ muốn người khác phải trải qua những gì họ từng trải. Thật khó để không thán phục họ.”
Định nghĩa và tầm quan trọng của sự tha thứ?
Tha thứ là giải phóng cảm xúc tức giận tồn tại bên trong bạn.
Tha thứ không có nghĩa là trao cho người khác quyền làm tổn thương chúng ta hết lần này đến lần khác. Trong một mối quan hệ lành mạnh, đôi khi, tha thứ cho ai đó có nghĩa là buông tay vì họ có thể lặp lại những mô thức tiêu cực đối với bạn.
Sự tha thứ là liều thuốc chữa lành. Đó là thứ mà bạn khao khát vì điều này giúp bạn khôi phục các mối quan hệ, giá trị bản thân và cho phép bạn cảm nhận được niềm vui và mục đích. Tha thứ mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của bạn một lần nữa, làm giảm sức nặng của cảm giác tội lỗi, cho phép bạn đào thải những năng lượng tiêu cực để quay lại trạng thái ổn định.
Khi bạn tổn thương người khác hoặc những hành động đi ngược lại những gì bạn cho là đúng, điều đó đè nặng lên lương tâm của bạn. Có thể khiến bạn mất ngủ vào ban đêm và bạn cảm thấy chán nản, lo lắng và bất lực. Đôi khi có thể khiến bạn đánh mất các mối quan hệ, công việc, hạnh phúc và thậm chí cả sự tự do bên trong tâm trí của bạn.
Ngược lại, trường hợp khi người khác làm tổn thương bạn và bạn không thể tha thứ cho họ, điều bạn đánh đổi có thể là sức khỏe, sự hài lòng, mục đích và sự bình yên bên trong tâm hồn, bạn bị cuốn vào cảm giác oán giận không lối thoát. Điều quan trọng của sự tha thứ ,Không phải vì người khác mà là vì chính bản thân bạn
Sự tha thứ cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tinh thần :thúc đẩy cá nhân tiến về phía trước thay vì khiến họ vướng vào cảm xúc trước sự bất công hoặc tổn thương. Sự tha thứ đã được chứng minh là có thể nâng cao tâm trạng, tăng cường sự lạc quan và bảo vệ khỏi sự tức giận, căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.
Vì sao tha thứ cho chính bản thân quan trọng?
Tha thứ cho người khác là một chuyện, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi chính bạn là người làm tổn thương người khác?
Khi bạn ở trong trường hợp này, bạn sẽ có xu hướng chịu trách nhiệm về những sai lầm, nhưng cảm giác tội lỗi và xấu hổ, nhưng nếu như bạn ở trong cảm xúc này quá lâu, bạn sẽ có cảm giác ” mắc kẹt” và phóng đại những sai lầm của mình đến mức bạn từ dặn vặt chính bản thân mình trong một thời gian dài
Cảm xúc níu giữ chính bạn lâu nhất trong sự dằn vặt đó chính là cảm giác tội lỗi.
Cảm giác tội lỗi là cảm giác phải chịu trách nhiệm về việc làm bạn phạm sai lầm, có thể là một điều nặng nề, gây ra một loại sức nặng tác động đến bạn và làm bạn tiếp tục phán xét chính bản thân mình.
Các nghiên cứu ước tính rằng mỗi cá nhận thường có xu hướng trải qua khoảng hai giờ mỗi ngày với cảm giác tội lỗi nhẹ, năm giờ một tuần với cảm giác tội lỗi vừa phải và ba tiếng rưỡi mỗi tháng với cảm giác tội lỗi nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, cảm giác tội lỗi vẫn tồn tại trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Cảm giác tội lỗi nhắc nhở bạn rằng bạn đã làm sai điều gì đó, chứng tỏ lương tâm bạn đang hoạt động.Nhưng khi kéo dài, cảm giác tội lỗi có thể gây ra tổn thương tâm lý nghiêm trọng bao gồm:
Tự lên án: Cảm giác tội lỗi dẫn bạn đến hành động chỉ trích bản thân quá mức, thường đưa ra những ý kiến hạ thấp giá trị bản thân. Điều này có xu hướng dấn bạn đến tự lên án bản thân, trong đó cá nhân liên tục tự đánh giá bản thân và đánh giá hành động hoặc sai lầm của mình một cách gay gắt.
Cản trở sự kết nối : Cảm giác tội lỗi đẫn đến việc kết nối với người khác ngày càng trở nên khó khăn vì bạn có xu hướng liên tục phán xét và phê bình bản thân. Không còn không gian cho bạn bè, gia đình hay người yêu trong tâm trí vì bạn luôn bị mặc cảm tội lỗi chi phối.
Quá trình tự tha thứ là chìa khóa hỗ trợ bạn thoát khỏi cảm giác tội lỗi, đây có thể là một thử thách đau đớn nhưng có tác động giá trị sâu sắc đến nhận thức của chính bạn. Chìa khóa của quá trình này là chấp nhận sai lầm của mình, hiểu lý do tại sao chúng xảy ra và hướng đến giải pháp khắc phục và cải thiện. Hãy tiếp tục đi thay vì dậm chân một chỗ quá lâu, vì nếu bạn không thể tha thử cho chính mình thì bạn sẽ không thể tha thứ cho bất kỳ ai khác.
Cách luyện tập sự tha thứ
Một trong những cách tốt nhất để thực hành sự tha thứ là sử dụng phương pháp REACH. REACH là viết tắt của hồi tưởng ( recall), nhấn mạnh (Emphasize), vị tha (Altruistic gift), Cam kết ( Commit) và Duy trì ( hold).
Hồi tưởng ( recall) Bước đầu tiên gợi nhớ lại những việc bạn đã phạm sai lầm dưới một góc nhìn khách quan. Mục đích không phải là nghĩ về ký ức theo hướng tiêu cực hay đắm mình trong sự tủi thân, mà là để hiểu rõ vấn đề. Hình dung con người, tình huống và tất cả những cảm xúc đi kèm với nó. Đừng gạt bất cứ điều gì sang một bên, đặc biệt nếu điều đó khiến bạn cảm thấy tức giận hoặc khó chịu.
Nhấn mạnh (Emphasize). Tiếp theo, hãy cố gắng hiểu quan điểm của người khác về lý do tại sao họ làm tổn thương bạn nhưng không giảm thiểu hoặc xem nhẹ sai lầm đã xảy ra. Đôi khi hành vi sai trái không phải xuất phát từ chủ định cá nhân, mà có thể đến từ những yếu tố vượt ngoài tầm kiếm soát của họ. Những người tấn công người khác đôi khi chính họ cũng đang trong trạng thái sợ hãi, lo lắng và tổn thương. Họ thường không đủ sự tỉnh thức để suy nghĩ khi làm tổn thương người khác và hành động của họ được điều phối hoàn toàn bởi bản năng của mình.”
Vị tha (Altruistic gift). Bước này nhằm giải quyết những thiếu sót của chính bạn. Hãy nhớ lại thời điểm bạn đối xử khắc nghiệt với ai đó và được tha thứ. Điều này tác động đến bạn như thế nào? Nhận thức được điều này sẽ giúp bạn nhận ra rằng sự tha thứ là một món quà vị tha mà bạn có thể trao tặng cho người khác.
Cam kết ( Commit) Hãy cam kết tha thứ cho chính mình. Ví dụ, viết về sự tha thứ của bạn trong nhật ký hoặc một bức thư cho riêng bạn hoặc chia sẻ điều này đối với người mà bạn tin tưởng.
Duy trì ( Hold). Cuối cùng, hãy duy trì sự tha thứ của bạn. Bước này thực sự khó khăn vì ký ức về sự kiện cũ sẽ thường xuyên tái hiện. Bạn hãy nhớ “Tha thứ không phải là xóa bỏ. “Đúng hơn là việc thay đổi phản ứng của bạn với những ký ức đó.”
Và Khi cảm giác tồi tệ từ ký ức cũ hiện về , hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn đã tha thứ và cuối cùng bạn muốn điều bình an cho chính bạn và cho đối phương. Nếu cần, hãy xem lại cam kết của bạn bằng cách đọc các mục nhật ký hoặc bức thư bạn tự viết cho chính bạn hoặc nhớ lại cuộc trò chuyện đã chia sẻ với một người bạn của mình.
Tha thứ là một chặng hành trình không hề dễ dàng và cần rất nhiều sự can đảm. Nhưng phía cuối của chặng hành trình này, bạn sẽ tìm thấy lại được sự sự tự do bên trong tâm trí và bình yên bên trong tâm hồn mình.
Chúc bạn có thể dũng cảm đến cuối chặng hành trình nay bạn nhé 😊
Tham Khảo: Psychology today and Health Harvard