Search

Inner Work

SỨC MẠNH CỦA SỰ TỔN THƯƠNG (POWER OF VUNERABILITY)

Youtube :
Phần 1: Kiến thức link
Phần 2 : Thảo luận sâu link

Spotify:
Phần 1: Kiến thức link
Phần 2: Thảo luận sâu link

Mỗi chúng ta đều có những khía cạnh, nếu thể hiện trước một người khắc nghiệt hoặc không có sự thông cảm, chúng sẽ bị chỉ trích nặng nề. Chúng ta thường hay lo lắng và căng thẳng về cách những người khác nhìn nhận bản thân mình, về sự phát triển của công việc, về những việc quan trọng mà chúng ta có thể đã quên.

Một cách tự nhiên, con ngườicó xu hướng che giấu sự tổn thương. Lý do có thể xuất phát từ việc lo sợ làm ai đó lo lắng, không biết phản ứng ra sao, hoặc sợ bị phê phán hoặc đánh giá. Điều này cũng có thể xuất phát từ nỗi sợ cảm thấy mình yếu đuối, không có khả năng tự giải quyết vấn đề, hoặc bị tổn thương thêm.

Nỗi sợ này có thể dẫn đến việc phớt lờ, coi thường hayvô cảm với sự tổn thương của chính mình hoặc người khác. Khi tổn thương tích tụ trong thời gian dài, chúng có thể gây hại tâm hồn chúng ta. Kết quả là chúng ta sẽ có những phản ứng mạnh mẽ với lời nói, hành vi hay thái độ trong khi những người cùng chứng kiến khác cảm thấy khó hiểu.

Vậy tổn thương là gì?

Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association), tổn thương là sự tổn hại tinh thần, tâm hồn hoặc thể chất. Nó có thể đến từ sự mất mát, xung đột, áp lực tinh thần hoặc những tình huống căng thẳng khác, ảnh hưởng đến cảm xúc, tư duy và hành vi của người bị tổn thương.

Tiến sĩ Brené Brown, tác giả và giáo sư nghiên cứu tại Đại học Houston khẳng định “Tổn thương là nguồn gốc của tình yêu, sự thân thuộc, niềm vui, lòng dũng cảm, lòng từ bi và sự sáng tạo.”

Có những loại tổn thương nào?

1. Tổn thương trong tâm trí và cơ thể.

Bác sĩ tâm thần học, nhà tâm lý học Thụy Sĩ Carl Jung đã viết”Mọi người sẽ làm bất cứ điều gì, cho dù vô lý đến đâu để tránh phải đối mặt với nội tâm của chính họ“. Khi chúng ta chưa thiết lập kết nối bền chặt với nội tâm của mình, tổn thương thường tìm cáchthông báocho chúng ta tương tự tiếng khóc của một đứa trẻ. Người chưa từng làm cha mẹ hoặc chưa từng chăm sóc em bé không hiểu được sự khác biệt về âm thanh và cường điệu của khóc đói sữa, khóc đòi bế, khóc đổi đồ chơi hay khóc muốn ru ngủ. Tương tự, tâm hồn chúng ta cũng có một “đứa bé” bên trong, chỉ biết dùng tiếng khóc để thể hiện sự đau khổ, tức giận, thất vọng, mong muốn bỏ cuộc, hoặc những nỗi đau và tổn thương. Khi thành thật chấp nhận mình, chúng ta sẽ hiểu được em bé bên trong mình nói gì, chúng takhông loay hoay và sợ hãi khi nghe thấy tiếng khóc, không cố lảng tránh và đùn đẩy trách nhiệm cho bất kỳ ai. Khi ta nói chuyện với “đứa bé” bên trong, ta cũng dạy cho nó cách sử dụng lời nói và biểu hiện rõ ràng để giao tiếp.

2. Tổn thương trong các mối quan hệ.

Chúng ta khao khát tình yêu thương, nhưng lạikhông hiểu rõ những người gần gũi với mình nhất. Chúng ta vụng về, lóng ngóng trong việc thể hiện cảm xúc một cách chân thật vì xấu hổ, sợ bị từ chối hoặc phán xét. Những tiếng nói nội tâm luôn bị soi xét và kiềm hãm. Mạnh dạn thừa nhận rằng chúng ta sợ, thậm chí đôi khi xấu xa hay làm nhiều điều ngớ ngẩn, thay vì khiến mọi người kinh ngạc hay phán xét, sự mở lòng này có thể làm họ yêu quý chúng ta hơnthấychúng ta “mang tính người” hơn trong mắt họ, và những tổn thương của họ cũng được phản chiếu trong cuộc đời người khác.

Nói cách khác, tổn thương là một nền tảng của các mối quan hệ, không chỉ dựa trên sự ngưỡng mộ mà còn dựa trên sự thấu hiểu và hỗ trợ nhau trong những thử thách của cuộc sống. Khi cảm thấy an toàn để trò chuyện sâu hơn về sự tổn thương, chúng ta có cơ hội gỡ bỏ những khúc mắc và trách cứ. Hiểu rõ những nỗi sợ của chính mình và người khác. Chúng ta có quyền lựa chọn tự trải nghiệm hay yêu cầu sự giúp đỡ. Một người hiểu rõ những sự tổn thương của chính mình không bao giờ cố ý làm tổn thương người khác vì họ hiểu rằng hành động này không thể đem lại niềm vui cho họ. Chúng ta sẽ dừng việc tấn công ai đó trước khi họ có cơ hội mở lời chỉ vì chúng ta nghi ngờ họ sẽ làm đau chúng ta trước. Khi trung thực với những cảm xúc của chính mìnhchúng tasẽ không làm ngược lại với điều ta mong mỏi, không vòng vo, làm khó người đối diện và biết cáchđặt những kỳ vọng lên bản thân mình thay vì người khác.

3. Tổn thương tại nơi làm việc.

Thể hiện cảm xúc và sự tổn thương tại nơi làm việc được xem là khó khăn khi chúng ta bị ám ảnh về việc xây dựng hình ảnh và bảo vệ danh tiếng của mình. Rất nhiều người rơi vào những nghi ngờ, so sánh không ngừng với đồng nghiệp, hoặc mắc phải hội chứng người giả tạo, khi họ cảm thấy không xứng đáng với những thành tựu của mình. Mặc dù vậy,việc tự hoài nghi có vai trò quan trọng trong sự phát triển, theo nhà tâm lý học tổ chức Adam Grant, “sự không chắc chắn thường đặt ra câu hỏi và thúc đẩy việc tiếp thu ý tưởng mới.” Các lãnh đạo thường tránh thể hiện dấu hiệu của tổn thương, vì sợ mất sự kính trọng của đồng nghiệp. Tuy nhiên, lãnh đạo chân thật, có tầm nhìn thường được bồi đắp từ sự can đảm, những người đã dũng cảm đối mặt với từ tổn thương. Lòng can đảm và sự tổn thương là hai yếu tố không thể tách rời.

4. Tổn thương trong cộng đồng.

Không phải mọi tổn thương đều có lý do rõ ràng khi chúng ta không phải là những cá thể tách biệt. Hiện tại của chúng ta là kết tinh cuộc sống của ông bà tổ tiên qua nhiều thế hệ. Những nỗi sợ được lưu trữ trong quá khứ để bảo vệ thế hệ trước khỏi nguy hiểm có thể đã không còn áp dụng được trong thời điểm hiện tại. Chúng ta cùng nhau chia sẻ một tổn thương, cũng như mục tiêu chung về hạnh phúc. Khi loại bỏ ranh giới giữa tôi – chúng ta – họ, chúng ta ý thức được rằng những sự tổn thương của người khác sẽ phần nào đó ảnh hưởng tới chúng ta, một cách tự nhiên sự đồng cảm của con ngườisẽ lại được nuôi dưỡng và tắm tưới. Mỗi người tự làm việc và hóa giải nỗi đau của chính mình sẽ cắt đứt tính di truyền và lây lan của nó trong gia đình và xã hội.

Hiểu lầm về sự tổn thương

Có nhiều lý do mà chúng ta muốn né tránh sự tổn thương. Trong cuốn sách “Daring Greatly,” tác giả Brené Brown đã phân tích ba hiểu lầm của chúng ta về sự tổn thương.

1. Tổn thương là biểu hiện của sự yếu đuối.

Chúng ta thường hay liên kết sự tổn thương con người với sự xấu hổ hoặc nỗi sợ, nhưng lại quên mất nguồn gốc của tổn thương là sự thuộc về, lòng dũng cảm và niềm vui. Một người phải thực sự can đảm để nhìn thấy và chấp nhận chính những sự tổn thương của mình và sẵn sàng chia sẻ nó cho những người xung quanh. Đây là một cuộc hành trình dài từ đêm đen sợ hãi đến ánh sáng dũng cảm lúc bình minh. Có thể có nhiều sự hoang mang và lo lắng, nhưng khi chúng ta biết rõ cách chấp nhận mình từng ngày, đây sẽ là một cuộc hành trình đầy thú vị.

2. Phải chia sẻ những điều riêng tư.

Chúng ta tin rằng để người khác biết về tổn thương của chính mình, chúng ta phải chia sẻ mọi thứ với họ. Trái ngược với điều này, chúng ta phải cảm thấy an toàn khi quyết định mở lòng. Sự tổn thương chỉ có thể làm cho mối quan hệ trở nên bền chặt hơn bằng cách chia sẻ cảm xúc một cách có sâu sắc và chân thành.

3. Chúng ta là những con sói đơn độc.

Khi chúng ta nghĩ rằng mình là người duy nhất có thể giải quyết vấn đề của bản thân, chúng ta rơi vào trạng thái cô đơn và bị cô lập. Chúng ta cho rằng không có aikhác có thể giúp hay biết về những nỗi đau của mình. Tuy nhiên, khi chúng ta yêu cầu được giúp đỡ, sẽ luôn có ai đó ủng hộ, thấu hiểu và đồng hànhcùng ta, vì một lẽ dĩ nhiên, chúng ta không phải  người đầu tiên và người duy nhất trải qua sự tổn thương này.

Sức mạnh của sự tổn thương

Từ những năm đầu đời, chúng ta được hướng dẫn cách che giấu những tổn thương. Chúng ta không ngừng phấn đấu để tỏ ra bình tĩnh, giấu đi sự ngớ ngẩn của mình và cố gắng thể hiện bản thân ở khía cạnh ‘bình thường” hơn so với con người thật của chúng ta. Chúng ta tập trung mạnh vào những tiêu cực của sự tổn thương. Trong khi những khía cạnh tích cực và sâu sắc bị phớt lờ.

Tất nhiên đau đớn không một phải là một trải nghiệm tuyệt vời để ai cũng sẵn sàng đón nhận chúng, ngay cả những người đã có kinh nghiệm hay thực hành một số phương pháp đối diện cùng sự tổn thương. Tuy nhiên, nếu ta lựa chọn tê liệt cảm xúc để tránh đối diện với sự tổn thương, ta cũng đồng nghĩa với việc làm mất đi khả năng cảm nhận niềm vui của chính mình. Không có đường tắt nào đưa ta đếntrạng thái hạnh phúc  không đi qua những sự tổn thương. Một trong những điều kỳ diệu của tạo hóa là luôn đặt ra cơ hội thấu hiểu hơn về chính mình và người khác sau những tổn thương, với điều kiện chúng ta nhìn nhận và đối diện nghiêm túc với chúng. Những người thành thật với bản thân về sự tổn thương chính mình hiểu rõ rằng họ đang cảm thấy thế nào và quan trọng không phán xét những cảm xúc đó. Không có cảm xúc nào xuất hiện ở đó là sai, khi mà con người luôn phản ứng theo hiện thực mà họ nhìn thấy. Tùy vào sự luyện tập, kiến thức, cảm xúc và sức khỏe mà người đó thu nhận hiện thực đầy đủ hơn hay méo mó hơn. Hiểu được rằng chính mình cũng đang phản ứng với hiện thực tự mình thu nhận, người ta sẽ không chỉ trích lẫn nhau trong một tình cảnh khi những người cùng tham gia có phản ứng khác nhau. Bước đầu chấp nhận những cảm xúc và hiểu ra căn nguyên của những phản ứng, ta sẽ có cơ hội đồng cảm với chính mình và mọi người xung quanh. Đây là phần quan trọng nhất của việc chữa lành những sự tổn thương.

Tuy nhiên, mỗi một người sẽ phải tự tìm ra cho mình cách thức đối diện và giải quyết sự tổn thương khác nhau, vì những nguyên do, hoàn cảnh và điều kiện của chúng ta không giống nhau. Điều tuyệt vời nhất của những người đã trải qua sự tổn thương và chấp nhận nó là sự dịu dàng và khoan dung với sự tổn thương ngoài cơ thể họ một cách nhẫn nại và không phán xét. Hiểu rõ những khó khăn khi lần đầu tiên làm việc với sự tổn thương, họ sẽ là những người đồng hành tuyệt vời trên chặng đường tìm lại bản thể tuyệt vời nhất cho bạn. Xin dành cho những sự tổn thương sự biết ơn sâu sắc và gửi những chiếc ôm thật chặt đến những ai đã và đang trải qua những tổn thương. Xinhãy trân trọng và chăm sóc những rung cảm của mình, không phán xét và quy chụp chúng, và xin cho những tổn thương đã qua cơ hội được là một phần chất liệu trong đời sống trọn vẹn này.

———————————

Lạc Hầu.

Cảm ơn mọi người vì đã dành thời gian đón đọc. Cho mình biết thêm cảm nhận ở phần bình luận nha.

Tien Phuong

Tien Phuong

Mình là Founder/ Holistic Counsellor/ Inner work trainer Happeacespace. Những chủ đề mình tập trung bao gồm công việc nội tâm, mối quan hệ, tâm linh năng lượng, thấu hiểu bản thân, tâm lý học đơn giản..... Mình nhận thức chặng hành trình làm việc với thế giới nội tâm cần rất nhiều sự dũng cảm, nhưng bạn không độc hành trên hành trình này bạn nhé

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
LinkedIn

Chia sẻ:

Các bài viết khác:

Cách bạn đối xử với người khác thay đổi họ.

Trong tương tác giữa người với người, chúng ta thường quên mất tác động sâu sắc hành động của mình đối với người khác. Khi chúng ta đối xử với ai đó bằng sự vô cảm, không tôn trọng, chúng ta để lại những vết sẹo vô hình làm thay đổi bản chất của họ.

Gửi tin cho tôi